Trong y học hiện đại, rối loạn lo âu xã hội là một dạng bệnh lý về tâm thần thuộc nhóm bệnh rối loạn lo âu. Theo các cuộc khảo sát lớn cho thấy hội chứng rối loạn lo âu xã hội đứng trong top 3 các bệnh lý tâm thần nhiều người mắc phải nhất hiện nay.
Lo âu được xem là biểu hiện hết sức bình thường khi con người đối mặt với sự sợ hãi, căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng lo âu quá mức và duy trì trong một thời gian dài thì có thể coi đó là một trong những biểu hiện điển hình của hội chứng rối loạn lo âu xã hội. Hoặc chúng ta có thể hiểu đơn giản chứng rối loạn lo âu xã hội là tình trạng khi bản thân người bệnh phải đối diện với một vấn đề nào phức tạp hay chỉ là một vấn đề hết sức bình thường cũng có thể khiến họ bộc lộ những biểu hiện lo lắng, sợ hãi, luôn có cảm giác người khác chú ý đến mình và cảm thấy bức bối, bồn chồn.
Rối loạn lo âu xã hội gây ra một số các triệu chứng tiêu cực về hành vi và cảm xúc, điển hình là gây lo lắng, sợ hãi quá mức trong thời gian dài[/caption] Triệu chứng về hành vi
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn lo âu xã hội từ di truyền, sự thay đổi bên trong cơ thể hoặc ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài xã hội[/caption]
Nỗi sợ hãi, lo âu hay bất an là những cảm xúc không thể thiếu ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, những cảm xúc này sẽ không có gì đáng lo ngại nếu nó chỉ thỉnh thoảng xảy ra, chẳng hạn như cảm giác lo lắng khi ngày mai phải đi phỏng vấn xin việc làm hay cảm giác chờ đợi kết quả của một cuộc thi chẳng hạn. Nhưng trái ngược với điều đó, những người mắc phải hội chứng rối loạn lo âu xã hội trong một thời gian dài sẽ gây ra rất nhiều những ảnh hưởng về tinh thần và cả sức khỏe cùng một số các ảnh hưởng nghiêm trọng khác như:
Rối loạn lo âu xã hội làm ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ, suy giảm chất lượng công việc, khó thăng tiến trong tương lai[/caption]
Có thể thấy, chứng rối loạn lo âu xã hội gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ sức khỏe cho đến tinh thần, từ các mối quan hệ cho đến chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc, học tập. Vì vậy, việc chủ động tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt là điều cấp thiết cần thực hiện ngay.
Việc chẩn đoán bệnh rối loạn lo âu xã hội chủ yếu dựa vào các thăm khám dựa trên yếu tố tâm lý[/caption] Đầu tiên, chứng rối loạn lo âu xã hội sẽ được chẩn đoán dựa trên các bệnh sử y tế, thăm khám sức khỏe và thực hiện đánh giá sức khỏe tâm thần thông qua các triệu chứng tâm lý. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác định chính xác bệnh. Bởi trong vài trường hợp, có một số bệnh như cường giáp cũng gây ra những biểu hiện tương tự.
Thực hiện liệu pháp điều trị bằng cách tư vấn tâm lý là biện pháp đầu tiên được thực hiện ở hầu hết những người mắc bệnh rối loạn lo âu xã hội. Liệu pháp này đã được nghiên cứu và đánh giá đem lại hiệu quả và thành công đáng kể trong việc điều trị rối loạn lo âu xã hội. Theo Hiệp hội tâm lý Mỹ cho biết, định nghĩa của liệu pháp nhận thực hành vi được hiểu là một hệ thống điều trị tập trung chủ yếu vào tư duy và ảnh hưởng của nó đến cảm xúc và hành vi của người bệnh. Phương pháp này còn tập trung chủ yếu hướng đến việc tạo dựng niềm tin mãnh liệt vào kết quả điều trị bệnh khả quan cho người bệnh.
Thực hiện trị liệu tư vấn tâm lý là phương pháp phổ biến và hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh lý về tâm lý, tâm thần[/caption] Thông qua quá trình điều trị tư vấn tâm lý, người bệnh sẽ được bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân và được tư vấn cách thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, thay đổi niềm tin, cách điều khiển cảm xúc trong những tình huống xã hội thông thường để hạn chế tối đa các hành vi, triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu xã hội. Kết hợp với liệu pháp điều trị tư vấn, người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn cách thực hiện những thao tác massage, thiền, chánh niệm, châm cứu hoặc thôi miên... để hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh.
Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về tâm thần thường là thuốc Tây y. Đây là một hình thức điều trị bệnh phổ biến và được ưu tiên chỉ định áp dụng kết hợp với các liệu pháp trị liệu tâm lý, mặc dù nó không thể đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh dứt điểm. Các nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng việc sử dụng một số loại thuốc chống lo âu như benzodiazepin và một số loại thuốc có chứa hoạt chất ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRIs), norepinephrine (SNRI) venlafaxine (Effexor XR), Paroxetine (Paxil) hoặc Sertraline (Zoloft)... cũng là một trong những chọn lựa để sử dụng trong điều trị bệnh rối loạn lo âu xã hội. Tuy nhiên, người bệnh nên nhớ thuốc chỉ có hiệu quả khi kết hợp với liệu pháp trị liệu tâm lý, không có khả năng điều trị bệnh dứt điểm. Và để tránh việc phát sinh tác dụng phụ của thuốc, hãy tuân thủ tuyệt đối toa thuốc cũng như hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
Đầu tiên, hãy sử dụng liều thấp nhất để cơ thể làm quen và tăng dần liều lên theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi đạt liều sử dụng đầy đủ. Quá trình điều trị bằng thuốc này có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng mới có thể đem lại những hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh rõ rệt. Bên cạnh các loại thuốc vừa kể trên, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý cũng sẽ kê đơn, chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây để hỗ trợ cải thiện tốt bệnh rối loạn lo âu xã hội:
Thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh, tập thich nghi và luôn suy nghĩ mọi thứ theo chiều hướng tích cực để nhanh chóng thoát khỏi trạng thái lo lâu[/caption] Trên đây là những kiến thức cơ bản về chứng bệnh rối loạn lo âu xã hội đang ngày càng xuất hiện phổ biến. Hy vọng rằng những thông tin bổ ích này sẽ đem lại những nhận định đúng đắn và đưa ra hướng giải quyết kịp thời để bạn nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này ngay từ giai đoạn sớm cũng như phòng bệnh hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Khi con bạn bỗng trở nên bướng bỉnh, bạn có thể cho rằng trẻ đang bước vào giai đoạn ẩm ương của tuổi mới lớn. Nếu con ngày càng trở nên thu mình, bạn nên theo dõi những biểu hiện hàng ngày để sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì.
Lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi luôn có những bất thường trong tính cách, hành vi. Nhưng một khi tình trạng tâm lý có những biểu hiện không mấy tích cực thì rất có thể đây là sự bắt đầu cho chứng bệnh trầm cảm tuổi dậy thì. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy chán nản, buồn bã, không còn hứng thú với những hoạt động bên ngoài, mất dần niềm tin vào cuộc sống và tương lai.
Khi hiện tượng này xuất hiện và kéo dài trong một thời gian sẽ làm cho người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, tâm lý, cảm xúc, hành vi, khiến trẻ không thể phát triển một cách toàn diện.
Mặc dù chứng trầm cảm có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, song triệu chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ khác với trầm cảm ở người trưởng thành. Chính vì sự khác biệt này mà bạn có thể bỏ qua vì cho rằng con chỉ đơn giản là đang bước vào giai đoạn ẩm ương tuổi mới lớn. Đây thật sự là một giai đoạn không chỉ khó khăn đối với trẻ mà cũng mệt mỏi đối với người làm cha mẹ.
Tuổi dậy thì với những cung bậc cảm xúc thất thường, khiến nhiều bạn trẻ chọn cách nổi loạn để đối phó với áp lực từ việc học ở trường, kỳ vọng của cha mẹ và chuẩn mực xã hội. Trẻ ở độ tuổi này thường có phản ứng khác so với người lớn khi bị trầm cảm, do vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu nhận biết trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì.
Đây là dấu hiệu khá dễ nhận thấy, buồn khi có chuyện không vui, buồn khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là mùa đông, nỗi buồn ám ánh lấy cuộc sống của những người mắc bệnh trầm cảm.
Các bạn trẻ đáng lẽ ra phải luôn vui vẻ, hồn nhiên, vô tư, trong sáng, đặc biệt ở tuổi dậy thì, các em sẽ nhìn mọi thứ bằng đôi mắt tò mò, tinh nghịch và hứng khởi. Thế nhưng con em mình lại luôn trong tình trạng buồn bã, chán nản thì đó là dấu hiệu chúng đang gặp phải vấn đề gì đó. Bạn nên trò chuyện cùng con và tìm hiểu vấn đề, giúp chúng vượt qua những khủng hoảng tâm lý.
Dù đã dùng nhiều cách khác nhau để tâm trạng có thể vui vẻ trở lại nhưng dường như không có hiệu quả. Những nỗ lực này chỉ làm cho các em cảm thấy thất vọng khi nỗi buồn, cô đơn vẫn cứ hiện hữu xung quanh.
Khi mắc chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu xem cuộc sống của mình vô vị, chẳng có giá trị, thường cảm thấy mình vô dụng thì phụ huynh hãy cẩn thận. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang hướng tới thế giới đen tối của trầm cảm.
Trước đây, con rất yêu thích vẽ tranh, nhảy múa, thích sưu tầm những chiếc xe hơi đồ chơi bản giới hạn,… nhưng bỗng dưng con không còn hứng thú với những điều đó nữa. Đôi mắt vô hồn, thẫn thờ và thiếu tập trung, đây là lúc con đang gặp vấn đề tâm lý rất lớn.
Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ có xu hướng khiến cho trẻ trở nên chống đối, không chịu lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến từ mọi người. Trẻ sẽ có những hành vi phản kháng lại những hành động mà cha mẹ đề cập đến, luôn có cảm giác đề phòng mà muốn xa lánh với tất cả mọi người. Đặc biệt khi trẻ cảm thấy bị tấn công bằng lời nói, hành động, cử chỉ thì trẻ sẽ có hiện tượng nổi loạn, muốn phản kháng lại và ngừng tiếp nhận thông tin.
Thù địch quá mức hay nổi loạn có thể là một chiến lược đối phó với sự chán nản của chúng. Vì vậy, thay vì trừng phạt, phụ huynh nên cố gắng quan tâm con hơn và tìm hiểu những lý do thực sự đằng sau những hành vi như vậy.
Việc trẻ xa lánh mọi người và luôn cô lập bản thân là một dấu hiệu đáng lo ngại mà cha mẹ nên chú ý. Khi có người quan tâm, hỏi han, các em sẽ cảm thấy khó chịu và ban đầu phản ứng gay gắt nhưng cha mẹ hãy kiên nhẫn và có những cách giúp đỡ con vượt qua khủng hoảng.
Một dấu hiệu quan trọng của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là sự thay đổi mạnh mẽ trong thói quen ngủ. Sẽ có 2 xu hướng xảy ra, đó là: Trẻ thường ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít. Bố mẹ cần phải thận trọng và theo dõi con một cách cẩn thận.
Những người bị trầm cảm luôn thích ở một mình, không muốn hoặc hạn chế giao tiếp với những người xung quanh. Dần dần họ sẽ bị cô lập hoặc ít nhiều cảm thấy mình bị cô lập khỏi thế giới.
Người bệnh sẽ sống thu mình, khép kín và khả năng giao tiếp với thế giới xung quanh bị suy giảm nghiêm trọng. Khi được yêu cầu phát biều ý kiến, nêu cảm nghĩ của mình trước đám đông thì các em tỏ là lúng túng, nói ấp úng thậm trí chỉ biết đứng đó khóc.
Có 2 tình huống xảy ra, một là trẻ sẽ ăn quá nhiều, chúng ăn mãi mà không cảm thấy no nhưng sau khi ăn hay bị nôn mửa, hai là trẻ chán ăn, bỏ bữa. Tìm đến đồ ăn giúp trẻ giảm bớt những căng thẳng, buồn bã. Thường thì trẻ em trong độ tuổi dậy thì đã biết chú ý tới vóc dáng, nhan sắc thế nhưng con bạn lại rất thờ ơ, không hề quan tâm, cộng thêm sở thích ở một mình, đó là một dấu hiệu rất nguy hiểm.
Nếu cuộc trò chuyện của trẻ thường xoay quanh cảm xúc về cái chết hoặc tự sát, thì đó là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang phải đối mặt với trầm cảm. Do đó, sự quan tâm, hỗ trợ từ cha mẹ trong giai đoạn này là rất cần thiết. Nếu vượt quá tầm kiểm soát, các bậc phụ huynh hãy dẫn con đến gặp bác sĩ tâm lý để giúp con nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Một số triệu chứng phổ biến khác như
Trầm cảm cũng như những bệnh tâm lý khác, rất khó để có thể chỉ ra nguyên nhân chính xác. Theo Mayo Clinic (một trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ), dưới đây là một số nguyên nhân gây trầm cảm ở tuổi dậy thì:
Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh
Bệnh trầm cảm có thể điều trị được thông qua việc sử dụng thuốc, điều trị tâm lý và sự quan tâm chăm sóc của gia đình và bạn bè xung quanh. Nhưng nếu trầm cảm quá nặng như các biệu hiện tiêu cực như ở trên thì nên nhập viện điều trị,hoặc có những chiến lược chữa bệnh trầm cảm hiệu quả từ những bác sĩ có chuyên môn.
Tùy thuộc vào mức độ trầm cảm, các hành vi, biểu hiện của bệnh nhân mà có cách điều trị khác nhau. Trong đó, hai phương pháp thông dụng là dùng thuốc và liệu pháp tâm lý.
Những loại thuốc phổ biến hiện nay
Các loại thuốc chống trầm cảm này có thể có các tác dụng phụ như:
Bạn phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm vì thuốc có thể khiến người dùng (đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và những bệnh nhân đang bị kích động) có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tự trước khi thuốc thực sự có tác dụng.
Bên cạnh những thuốc men hỗ trợ cho việc điều trị, điều trị tâm lý là một phần quan trọng để giải tỏa trẻ khỏi bệnh trầm cảm. Bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá tâm lý để xác định tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị cho từng trẻ, giúp bé hiểu được các vấn đề của bản thân từ đó dần trở nên ổn định về mặt cảm xúc và hành vi.
Tư vấn tâm lý là một chìa khóa quan trọng trong việc điều trị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì. Tâm lý trị liệu cũng được gọi là điều trị nói chuyện, tư vấn hay trị liệu tâm lý xã hội. Thường được thực hiện bởi thành viên trong gia đình hoặc 1 nhóm người cùng mắc bệnh.
Thông qua tư vấn tâm lý, bác sĩ sẽ dần tìm ra nguyên nhân bệnh trầm cảm và tìm cách thay đổi những suy nghĩ, hành vi không lành mạnh. Tâm lý trị liệu có thể giúp trẻ lấy lại cảm xúc hạnh phúc và kiểm soát các cảm giác bi quan hoặc giận dữ.
Tuy nhiên, phương pháp này còn phải phụ thuộc nhiều vào các đơn vị, trung tâm tâm lý với đội ngũ chuyên gia tâm lý có chuyên môn cao thực hiện. Được biết đến là một trong các đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu tâm lý, Trung tâm Tâm lý NHC đã hỗ trợ cho rất nhiều bệnh nhân cải thiện được các triệu chứng trầm cảm, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe và tinh thần hiệu quả và an toàn.
Liệu pháp tâm lý trị liệu mà Trung tâm NHC Việt Nam đang áp dụng được kế thừa và phát triển dựa trên khoa học Lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP). Phương pháp này giúp con người có thể gỡ bỏ tất cả những rào cản trong tâm lý, cảm xúc, hành vi và kể cả là những tiềm thức đã “ngủ quên”.
Cùng với đó, nếu người bệnh có đủ niềm tin và chia sẻ cởi mở vấn đề của mình sẽ có thể giải quyết được được những bất hòa trong mối quan hệ, vượt qua nỗi sợ hãi/ám ảnh, xua tan những cảm xúc tiêu cực và tạo lập hành vi, thói quen mới tích cực. Lộ trình trị liệu được Trung tâm NHC phổ biến cho khách hàng một cách rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu. Điều này giúp khách hàng nhận biết được sự thay đổi của cơ thể qua từng thời điểm.
Liên hệ ngay với cơ sở này qua địa chỉ sau
Tham vấn và trị liệu bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì tại Trung tâm NHC Việt Nam hoàn toàn được bảo mật thông tin và đồng hành suốt hành trình trị liệu. Với phương pháp tâm lý trị liệu, người bệnh nên tìm hiểu và đặt niềm tin tại những trung tâm tâm lý uy tín, có đội ngũ chuyên gia hàng đầu dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao để đạt được hiệu quả tối ưu nhất khi điều trị bệnh.
Các bậc cha mẹ hãy lưu ý rằng các phương pháp điều trị trên không thể thay thế việc sống yêu đời và có mục đích ở trẻ. Vì vậy cha mẹ cần phải khuyến khích, động viên trẻ. Làm trẻ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và tự thoát ra khỏi “cái lồng” trầm cảm.
Điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì cho trẻ đòi hỏi rất nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên trì của cha mẹ, như: Yêu thương, quan tâm, trò chuyện với trẻ nhiều hơn, dành thời gian bên con; lắng nghe con nói, đồng cảm, động viên con. Tạo cho con thói quen tốt như ngủ, dậy đúng giờ; tham gia hoạt động vui chơi giải trí; cho trẻ có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ vitamin. Tránh những căng thẳng, sang chấn tâm lý, không tạo cho trẻ nhiều áp lực…
Trên đây là toàn bộ những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì, hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Thấy thấy con đang có các dấu hiệu này, gia đình nên sớm đưa bé đến các trung tâm tâm lý uy tín để được thăm khám và hỗ trợ càng sớm càng tốt.