Trong y học hiện đại, rối loạn lo âu xã hội là một dạng bệnh lý về tâm thần thuộc nhóm bệnh rối loạn lo âu. Theo các cuộc khảo sát lớn cho thấy hội chứng rối loạn lo âu xã hội đứng trong top 3 các bệnh lý tâm thần nhiều người mắc phải nhất hiện nay.
Lo âu được xem là biểu hiện hết sức bình thường khi con người đối mặt với sự sợ hãi, căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng lo âu quá mức và duy trì trong một thời gian dài thì có thể coi đó là một trong những biểu hiện điển hình của hội chứng rối loạn lo âu xã hội. Hoặc chúng ta có thể hiểu đơn giản chứng rối loạn lo âu xã hội là tình trạng khi bản thân người bệnh phải đối diện với một vấn đề nào phức tạp hay chỉ là một vấn đề hết sức bình thường cũng có thể khiến họ bộc lộ những biểu hiện lo lắng, sợ hãi, luôn có cảm giác người khác chú ý đến mình và cảm thấy bức bối, bồn chồn.
Rối loạn lo âu xã hội gây ra một số các triệu chứng tiêu cực về hành vi và cảm xúc, điển hình là gây lo lắng, sợ hãi quá mức trong thời gian dài[/caption] Triệu chứng về hành vi
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn lo âu xã hội từ di truyền, sự thay đổi bên trong cơ thể hoặc ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài xã hội[/caption]
Nỗi sợ hãi, lo âu hay bất an là những cảm xúc không thể thiếu ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, những cảm xúc này sẽ không có gì đáng lo ngại nếu nó chỉ thỉnh thoảng xảy ra, chẳng hạn như cảm giác lo lắng khi ngày mai phải đi phỏng vấn xin việc làm hay cảm giác chờ đợi kết quả của một cuộc thi chẳng hạn. Nhưng trái ngược với điều đó, những người mắc phải hội chứng rối loạn lo âu xã hội trong một thời gian dài sẽ gây ra rất nhiều những ảnh hưởng về tinh thần và cả sức khỏe cùng một số các ảnh hưởng nghiêm trọng khác như:
Rối loạn lo âu xã hội làm ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ, suy giảm chất lượng công việc, khó thăng tiến trong tương lai[/caption]
Có thể thấy, chứng rối loạn lo âu xã hội gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ sức khỏe cho đến tinh thần, từ các mối quan hệ cho đến chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc, học tập. Vì vậy, việc chủ động tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt là điều cấp thiết cần thực hiện ngay.
Việc chẩn đoán bệnh rối loạn lo âu xã hội chủ yếu dựa vào các thăm khám dựa trên yếu tố tâm lý[/caption] Đầu tiên, chứng rối loạn lo âu xã hội sẽ được chẩn đoán dựa trên các bệnh sử y tế, thăm khám sức khỏe và thực hiện đánh giá sức khỏe tâm thần thông qua các triệu chứng tâm lý. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác định chính xác bệnh. Bởi trong vài trường hợp, có một số bệnh như cường giáp cũng gây ra những biểu hiện tương tự.
Thực hiện liệu pháp điều trị bằng cách tư vấn tâm lý là biện pháp đầu tiên được thực hiện ở hầu hết những người mắc bệnh rối loạn lo âu xã hội. Liệu pháp này đã được nghiên cứu và đánh giá đem lại hiệu quả và thành công đáng kể trong việc điều trị rối loạn lo âu xã hội. Theo Hiệp hội tâm lý Mỹ cho biết, định nghĩa của liệu pháp nhận thực hành vi được hiểu là một hệ thống điều trị tập trung chủ yếu vào tư duy và ảnh hưởng của nó đến cảm xúc và hành vi của người bệnh. Phương pháp này còn tập trung chủ yếu hướng đến việc tạo dựng niềm tin mãnh liệt vào kết quả điều trị bệnh khả quan cho người bệnh.
Thực hiện trị liệu tư vấn tâm lý là phương pháp phổ biến và hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh lý về tâm lý, tâm thần[/caption] Thông qua quá trình điều trị tư vấn tâm lý, người bệnh sẽ được bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân và được tư vấn cách thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, thay đổi niềm tin, cách điều khiển cảm xúc trong những tình huống xã hội thông thường để hạn chế tối đa các hành vi, triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu xã hội. Kết hợp với liệu pháp điều trị tư vấn, người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn cách thực hiện những thao tác massage, thiền, chánh niệm, châm cứu hoặc thôi miên... để hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh.
Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về tâm thần thường là thuốc Tây y. Đây là một hình thức điều trị bệnh phổ biến và được ưu tiên chỉ định áp dụng kết hợp với các liệu pháp trị liệu tâm lý, mặc dù nó không thể đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh dứt điểm. Các nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng việc sử dụng một số loại thuốc chống lo âu như benzodiazepin và một số loại thuốc có chứa hoạt chất ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRIs), norepinephrine (SNRI) venlafaxine (Effexor XR), Paroxetine (Paxil) hoặc Sertraline (Zoloft)... cũng là một trong những chọn lựa để sử dụng trong điều trị bệnh rối loạn lo âu xã hội. Tuy nhiên, người bệnh nên nhớ thuốc chỉ có hiệu quả khi kết hợp với liệu pháp trị liệu tâm lý, không có khả năng điều trị bệnh dứt điểm. Và để tránh việc phát sinh tác dụng phụ của thuốc, hãy tuân thủ tuyệt đối toa thuốc cũng như hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
Đầu tiên, hãy sử dụng liều thấp nhất để cơ thể làm quen và tăng dần liều lên theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi đạt liều sử dụng đầy đủ. Quá trình điều trị bằng thuốc này có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng mới có thể đem lại những hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh rõ rệt. Bên cạnh các loại thuốc vừa kể trên, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý cũng sẽ kê đơn, chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây để hỗ trợ cải thiện tốt bệnh rối loạn lo âu xã hội:
Thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh, tập thich nghi và luôn suy nghĩ mọi thứ theo chiều hướng tích cực để nhanh chóng thoát khỏi trạng thái lo lâu[/caption] Trên đây là những kiến thức cơ bản về chứng bệnh rối loạn lo âu xã hội đang ngày càng xuất hiện phổ biến. Hy vọng rằng những thông tin bổ ích này sẽ đem lại những nhận định đúng đắn và đưa ra hướng giải quyết kịp thời để bạn nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này ngay từ giai đoạn sớm cũng như phòng bệnh hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: